Bí quyết vượt qua khó khăn

Chúng ta thường nghe mọi người nói họ đang stress, họ rất căng thẳng, hay thậm chí chúng ta có thể thấy họ biểu hiện sự stress, căng thẳng của họ qua biểu hiện cáu gắt, mất ngủ… 

Theo tâm lý học giải thích thì stress là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại.

Stress có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận của bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực.

Vậy làm thế nào để vượt qua tình trạng căng thẳng tiêu cực. Câu chuyện dưới đây sẽ dẫn lối cho bạn cách vượt qua những khó khăn, căng thẳng của mình.

Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. Ông giơ nó lên và hỏi các học viên của mình: “Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?”.

“50gam”…”100gam”…”150gam”…Các sinh viên trả lời.

“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”, vị giáo sư nói “Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tôi cứ giơ chiếc cốc thế này trong vài phút?”.

“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.

“Ok, vậy điều gì sẽ xảy ra khi tôi giơ chiếc cốc trong một giờ?”, vị giáo sư hỏi.

“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” một sinh viên trả lời.

“Đúng vậy, nếu trong một ngày thì sao?”

“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”, một sinh viên khác nói, và cả lớp cười ồ.

“Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái cốc có thay đổi không?” giáo sư lại hỏi.

“Không ạ” các sinh viên trả lời.

“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?”

Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, “Đặt cốc xuống!”

“Chính xác!”, giáo sư nói, “Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa”.

Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhớ “đặt chúng xuống” vào cuối mỗi ngày. Đừng tiếp tục suy nghĩ và đẩy những áp lực đó lên gia đình hay người thân của bạn. Hãy tạm lãng quên nó và đi ngủ.

Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu một ngày mới thật tỉnh táo, khỏe mạnh. Và đó là thứ giúp bạn có thể vượt qua mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Nguồn: Sưu tầm.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *